Lễ hội Đập trống là nghi lễ tâm linh không thể thiếu, gắn với đời sống văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào Ma Coong (dân tộc Bru - Vân Kiều) tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Được tổ chức vào giữa tháng Giêng hằng năm, lễ hội không chỉ là dịp để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu mà còn là cơ hội để những đôi trai gái trong bản tìm mối lương duyên.
Theo già làng Đinh Xon, trước lễ hội, bà con chuẩn bị làm trống, dựng trại, mâm lễ với những sản vật như xôi, gà, cá, rượu, chồi cây mây...
"Lễ hội Đập trống được tổ chức đêm 16 tháng Giêng hằng năm, khi trăng lên, lễ hội bắt đầu. Dân bản sẽ tổ chức cúng trời đất, sau đó chuyển qua nghi lễ đập trống. Chủ lễ phát lệnh, bà con sẽ ra sức đập vỡ mặt trống làm bằng da trâu. Tiếng chiêng,phim cấp 3 hồng kông trống vang vọng khắp đại ngàn, elle lee sex tạo nên bầu không khí náo nhiệt", già làng Đinh Xon chia sẻ.
Tại lễ hội, bà con dân bản vừa hát, uống rượu, nhảy múa theo nhịp trống và hô vang câu "Roa lữ Giàng ơi" (sướng quá trời ơi). Trai gái trong bản cứ mải miết, ra sức đập cho đến khi mặt trống thủng và đêm yêu đương chính thức diễn ra.
Lúc này, các đôi trai gái thầm để ý, yêu nhau được phép dắt nhau ra suối,ba gia dit nhau vào rừng tâm sự. Mọi người không kể lạ, quen, đều được dắt tay nhau vào rừng chuyện trò, trao nhau những ước nguyện hẹn hò đôi lứa sắt son. Những người già, trẻ con ở lại sẽ vui chơi bên bếp lửa, nhâm nhi ché rượu cần.
Người Ma Coong quan niệm, năm nào trống đánh vỡ càng sớm thì năm đó dân làng càng gặp được nhiều may mắn, mùa màng bội thu.
Ông Nguyễn Hữu Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch, cho biết, Lễ hội Đập trống thực sự là ngày hội lớn, nét đẹp văn hóa độc đáo của bà con đồng bào dân tộc phía tây Quảng Bình.
Theo ông Hồng, các bản sắc văn hóa đặc sắc trong Lễ hội Đập trống đã và đang được cộng đồng người Ma Coong bảo vệ, thực hành, lưu truyền nguyên bản từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào; góp phần đa dạng thêm các sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Đập trống của người Ma Coong tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2019.
Theo truyền thuyết của người Ma Coong, xưa kia vùng đất họ ở xuất hiện một con khỉ ác màu vàng, hằng đêm nó thường vào rẫy của bà con dân bản ăn ngô, lúa… Bao nhiêu lương thực, thực phẩm làm ra bị khỉ ác cướp đi, đời sống người Ma Coong vì thế triền miên trong đói khổ.
Để bảo vệ bản làng, người dân đã dùng nhiều cách nhưng con khỉ ác vẫn cứ thế tấn công. Già làng sau đó nghĩ ra cách dùng tiếng chiêng, trống khi phát hiện con khỉ. Họ cùng nhau tạo ra âm thanh vang vọng làm khỉ khiếp sợ và bỏ đi mãi mãi, từ đó bà con làm ăn được mùa, con cháu không còn đau ốm nữa.
Để tưởng nhớ công lao vị già làng và cầu cho bốn mùa làm ăn thuận lợi, hằng năm bà con người Ma Coong lại tổ chức việc cúng tế, dâng lên thần linh những của ngon, vật lạ sinh lợi được trên vùng đất họ ở. Hoạt động ấy dần trở thành một tập tục và cũng từ đó Lễ hội Đập trống ra đời.